Chắc
hẳn ai ai cũng không còn xa lạ gì với sơn tĩnh điện này nữa đúng
không. Nhưng, để hiểu rõ sonw tĩnh điện là gì và nó công dụng và được ứng dụng cũng như lợi ích nó
đem đến như thế nào thì chắc hẳn rất nhiều người không phải ai cũng biết đến nó.
Khi nói đến khái niệm sơn
tĩnh điện, thì hầu hết đều nghĩ là đây là một loại sơn được sử dụng để sơn bên
ngoài các vật dụng dẫn điện với tính năng giúp cách điện. Vậy thực chất nó là
gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sơn tĩnh điện ngay bài viết dưới đây nhé.
Vỏ tủ điện chính hãng |
Sơn
tĩnh điện là gì? Khái niệm sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện hay còn được
gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột của nó và khi sử dụng nó sẽ được
tích một điện tích (+). Khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện.
Đồng thời vật được sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng
bám dính giữa bột sơn và được vật sơn. Đây là sản phẩm công nghệ không những
cho ta những ưu điểm về kinh tế mà còn đáp ứng được về vấn đề môi trường cho hiện
tại cũng như tương lai vì tính chất không có chất dung môi của sơn tĩnh điện.
Do đó về vấn đề ô nhiễm môi trường trong không khí và trong nước hoàn toàn
không có như ở các loại sơn nước.
Bột
sơn tĩnh điện:
Bột sơn tĩnh điện là một
nguyên liệu dùng trong công nghệ sơn tĩnh điện, bao gồm 3 thành phần chính đó
là: nhựa, bột màu và chất phụ gia.
Bột sơn tĩnh điện gồm có
04 loại phổ biến như sau: Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture), nhăn
(Wrinkle) chúng được sử dụng cho cả điều kiện trong nhà và ngoài trời.
Điều
kiện bảo quản bột sơn tĩnh điện:
Bột sơn tĩnh điện rất an
toàn vì không sợ cháy nổ, chỉ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau là chúng ta
có thể bảo quản bột sơn an toàn và hiệu quả nhất:
– Để nơi khô ráo, thoáng
mát (Nhiệt độ bảo quản sản phẩm dưới 33°C)
– Chỉ nên bảo quản chất
lên cao tối đa là 5 lớp.
Xem thêm những bài viết khác:
- Quy trình sản xuất tủ điện gồm những bước nào
- Vỏ tủ điện có đa dạng về chủng loại không?
- Bộ điều khiển tụ bù Mikro PFR60 và cách lắp đặt
Lợi
ích của công nghệ sơn tĩnh điện hiện nay:
Về
chất lượng:
– Tuổi thọ thành phẩm khi
sử dụng sơn tĩnh điện lâu dài
– Độ bóng cao
– Không bị ăn mòn bởi hóa
chất hay bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học, thời tiết khắc nghiệt như các loại
sơn thông thường khác.
– Màu sắc phong phú và có
độ chính xác cao …
Về
đặc tính sử dụng:
– Quy trình sơn có thể được
thực hiện tự động hóa dễ dàng nên đảm bảo về vấn đề chất lượng sản phẩm rất cao
(dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động).
– Dễ dàng vệ sinh khi bột
sơn bám lên người thực hiện thao tác hoặc các thiết bị khác mà không cần phải
dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với các loại sơn nước.
Về kinh tế:
– 99% sơn được sử dụng
triệt để bởi bột sơn dư trong quá trình phun sơn sẽ được thu hồi để sử dụng lại
cho lần sau với các sản phẩm khác.
– Không cần phải sử dụng
sơn lót.
– Làm sạch dễ dàng những
khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu.
– Tiết kiệm thời gian
hoàn thành sản phẩm…
Và còn rất rất nhiều lợi
điểm khác nữa mà chính người sử dụng trong quá trình ứng dụng công nghệ sơn
tĩnh điện sẽ nhận thấy được.
Vỏ tủ điện |
Quy
trình Sơn Tĩnh Điện :
– Xử lý bề mặt: Vật sơn
phải được xử lý bề mặt trước khi sơn qua các bước sau: Tẩy dầu, Rửa nước chảy
tràn, Tẩy gỉ, Rửa nước chảy tràn, Định hình, Phosphat kẽm, Rửa nước.
– Hấp-Sấy: Hấp khô vật
sơn sau khi xử lý bề mặt.
– Tiến hành phun sơn: Áp
dụng hiệu ứng tĩnh trong quá trình phun sơn có bộ điều khiển trên súng. Có thể
điều chỉnh lượng bột phun ra hoặc điều chỉnh chế độ phun sơn theo hình dáng vật
sơn.
– Sấy: Vật sơn sau khi
sơn được đưa vào buồng sấy.
– Cuối cùng là đến khâu
kiểm tra và đóng gói thành phẩm.
Màu sắc của sản phẩm sơn
tĩnh điện rất đa dạng và phong phú như sơn bóng hay nhám sần, vân búa hay nhũ bạc…
Vì vậy, sản phẩm sơn tĩnh điện có thể đáp ứng cho nhu cầu trong nhiều lĩnh vực
có độ bền và thẩm mỹ cao. Đặc biệt là đối với các mặt hàng dân dụng, trang trí
nội thất, thiết bị dụng cụ trong ngành giáo dục, y tế, xây dựng, điện lực,…
Ứng
dụng trong thực tế:
Công nghệ sơn tĩnh điện
hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp như: Công
nghiệp hàng hải, công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi và xe gắn
máy, cơ khí, viễn thông… đến các lĩnh vực như sơn trang trí, xây dựng công nghiệp,
xây dựng dân dụng, … Đặc biệt, tại votudiencongnghiep.com chúng tôi, các sản phẩm
vỏ tủ điện cũng được sử dụng loại sơn này, kèm theo yêu cầu từ phía khách hàng
khi họ có nhu cầu.
Bài viết trên đây là chí
sẻ của chúng tôi nhằm giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm sơn tĩnh điện.
Hy vọng bài viết đem đến kiến thức bổ ích cho mọi người.
Nguồn bài viết: https://votudiencongnghiep.com/tim-hieu-ve-khai-niem-son-tinh-dien-mot-cach-chi-tiet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét