Bù công suất phản kháng giúp giảm tiền phạt

Leave a Comment

Tiền phạt hay còn gọi là tiền mua điện năng phản kháng. Đây là lợi ích thiết thực nhất của việc nâng cao hệ số công suất Cos phi

BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG GIÚP GIẢM TIỀN PHẠT

Tiền phạt hay còn gọi là tiền mua điện năng phản kháng. Đây là lợi ích thiết thực nhất của việc nâng cao hệ số công suất Cos phi. ( Bạn có thể tham khảo thêm vỏ tủ điện tại đây)

Bù công suất phản kháng

Khi nào thì bù giúp giảm tiền phạt?

Câu trả lời là khi hàng tháng bạn phải trả tiền phạt cos phi (tiền mua điện năng phản kháng). Điện lực sẽ bắt bạn trả tiền điện năng phản kháng khi hệ số công suất Cos phi của bạn < 0.85. Bạn có thể tham khảo thêm bài Giá mua điện năng phản kháng để biết rõ hơn về tỉ lệ phạt. Ví dụ bạn có một thiết bị điện công suất 100kW, Cos phi = 0.80, mỗi ngày chạy 10h. Ta sẽ có những số liệu như sau: Điện năng sử dụng trong 1 giờ : 100kW * 1h = 100kWh Điện năng sử dụng trong 1 ngày (10 giờ) : 100kW * 10h = 1,000kWh Điện năng sử dụng trong 30 ngày : 1,000kWh * 30 ngày = 30,000kWh Tỉ lệ trả thêm tiền mua điện năng phản kháng : 6.25% Theo quy định Giả sử bạn sử dụng điện cho sản xuất và chỉ sử dụng trong thời gian bình thường. Theo bảng giá điện từ 01/07/2012 : Tiền mua điện năng tác dụng : 30,000kWh * 1,278 VND/kWh = 38,340,000VND Tiền mua điện năng phản kháng : 38,340,000VND * 6.25% = 2,396,250VND Như vậy, nếu tính toán bù phù hợp, bạn có thể "né" được tiền phạt mỗi tháng khoảng 2,400,000VND. Nếu bù thì bạn phản đầu tư chi phí. Vì trong ví dụ này tôi chỉ có 1 thiết bị điện nên chỉ cần mua tụ bù và bù trực tiếp vào thiết bị điện là được. Để nâng từ Cos 0.8 => 0.9 trong ví dụ trên ta cần 25kVar. Giá đầu tư hiện tại khoảng 1,000,000VND. Như vậy chỉ 1/2 tháng ta đã lấy lại vốn.

BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG GIẢM TỔN HAO CÔNG SUẤT

Từ công suất tổn thất công suất trên đường dây truyền tải :

Ta thấy rằng phần tổn hao công suất do 2 thành phần tạo ra. Thành phần do công suất tác dụng thì ta không thể giảm, nhưng thành phần do công suất phản kháng thì ta hoàn toàn có thể giảm được. Hệ quả là giảm tổn hao công suất dẫn đến giảm tổn thất điện năng. Nói nôm na ra là giảm tiền điện. Vậy trường hợp này phát huy tác dụng như khi nào? Khi đường dây của chúng ta kéo quá xa. Công tơ nhà nước lại tính ở đầu trạm. Trường hợp này ta nên bù gần như tối đa 0.95 để giảm tổn thất điện năng

BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG GIẢM SỤT ÁP

Từ công suất tổn thất điện áp trên đường dây truyền tải :

Ta thấy rằng phần tổn hao điện áp do 2 thành phần tạo ra. Thành phần do công suất tác dụng thì ta không thể giảm, nhưng thành phần do công suất phản kháng thì ta hoàn toàn có thể giảm được. Vậy trường hợp này phát huy tác dụng như khi nào? Khi đường dây của chúng ta kéo quá xa, điện áp cuối đường dây sụt giảm nhiều làm động cơ không khởi động được, phát nóng nhiều, dễ cháy. Trường hợp này bạn nên bù đến 0.98 hoặc 1. Nếu bạn đã từng sử dụng máy bơm ở cuối nguồn này sẽ hiểu điện áp tăng thêm được vài volt có ý nghĩa thế nào

BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG GIÚP TĂNG KHẢ NĂNG MANG TẢI CỦA ĐƯỜNG DÂY

Dòng điện chạy trên đường dây gồm 2 thành phần : tác dụng và phản kháng. Nếu ta bù ở cuối đường dây thì dòng phản kháng sẽ bớt. Vậy thì ta có thể cho phép đường dây tải thêm dòng tác dụng, đơn giản thế thôi

BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG GIÚP TĂNG KHẢ MÁY BIẾN ÁP

Từ S=U*I ta thấy rằng dung lượng máy biến áp gồm 2 phần P và Q. Nếu ta bù tốt thì S gần như bằng P => tăng khả năng rồi

Xem thêm những bài viết khác: 


0 nhận xét:

Đăng nhận xét