Các bước đấu nối vỏ tủ điện công nghiệp hiện nay trong ngành điện

Leave a Comment

Trong ngành điện nói chung, lĩnh vực điện công nghiệp sự an toàn cho con người đặt lên trên hết tất cả, là tài sản vô giá, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Vì vậy mà trong quá trình thực hiện cần đề cao cảnh giác và thực hiện các thao tác đúng kỹ thuật để đảm bảo tránh các sự cố cho tủ điện và các thiết bị trong hệ thống.

Các bước đấu nối vỏ tủ điện công nghiệp hiện nay




1. Tính toán thông số kỹ thuật để lựa chọn các thiết bị cần thiết

Với tủ điện phân phối hạ thế:

Cần xác định rõ số lượng phụ tải, số nhánh cần phân phối để tính toán các giá trị của thiết bị điện như aptomat, khởi động từ, rơle, dây dẫn …
Các thiết bị khi chọn cần phải cân đối giữa bài toán kỹ thuật và kinh tế, không lựa chọn giá trị thiết bị quá cao so với cần thiết bởi sẽ ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm khi hoàn thiện.


Với tủ điện điều khiển:

Cần đọc và hiểu rõ yêu cầu công nghệ đưa ra từ đó tính toán để chọn được thiết bị có thông số phù hợp đáp ứng yêu cầu đưa ra.

Tùy vào đầu bài mà chủ đầu tư đưa ra xem mức độ phức tạp của hệ thống để chọn thiết bị cho phù hợp.

2. Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ nguyên lý hoạt động

Khâu thiết kế có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất tủ điện công nghiệp . Tủ điện công nghiệp cần thiết kế đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết nhưng cũng cần phải được tối ưu trong thiết kế nhằm giảm vật tư, giá thành cấu thành sản phẩm. Khi thiết kế, cần lưu ý tới quá trình mở rộng, hay sự thay đổi của hệ thống thiết bị trong tương lai. Đặc biệt hơn nữa là thiết kế sao để sau này bảo trì bảo dưỡng sửa chữa nhanh và dễ dàng nhất.

Khâu thiết kế cần được chú trọng và kiểm tra kỹ lưỡng trong đấu nối tủ điện công nghiệp hiện nay, nhằm tránh xảy ra những sai sót sau khi đã hoàn thiện các công đoạn tiếp theo, điều này có thể dẫn tới việc phải làm lại toàn bộ quá trình từ đầu.


Hiện nay có nhiều phần mềm hỗ trợ vẽ thiết kế tủ điện công nghiệp, nhưng thông dụng và đầy đủ nhất là phần mềm Cad Electric. Ngoài ra để tránh nhầm lẫn khi thiết kế các phụ tải lớn hoặc các chương trình phức tạp nhiều tín hiệu Input và Output thì chúng ta có thể thiết kế trên phần mềm EPLAN.




4. Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ.

Việc thiết kế bố trí thiết bị trên tủ điện hợp lý, đúng cách sẽ làm cho tủ điện giảm ảnh hưởng độ nhiễu giữa các thiết bị, tiết kiệm dây dẫn điện, tăng tính thẩm mỹ, tăng tuổi thọ các thiết bị và vận hành ổn định hơn.. Sắp xếp thiết bị được phân thành từng nhóm như sau:

Nhóm thiết bị điều khiển hay đặt cùng nhau, góc phía trên ( Các rơ le bảo vệ, rơ le trung gian, bộ điều khiển, cảm biến).

Nhóm khí cụ điện đóng cắt đặt cùng 1 hàng phía dưới (Aptomat, Contactor, khởi động từ.)
Aptomat tổng (Cấp nguồn cho hệ thống) đặt ở trung tâm tủ điện (hoặc đặt ở góc cao bên trái) sao cho thuận tiện trong quá trình vận hành, thao tác.

Cầu đấu đặt ở phía dưới cùng để thuận tiện cho quá trình đấu dây vào / ra tủ điện.

5. Đấu dây dẫn điện

Dây dẫn giữa các thiết bị điện cần được kết nối một cách khoa học, gọn gàng.

Đầu cốt phải được phân màu (đỏ, vàng, xanh, đen …) và được đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa sau này.

Dây tín hiệu và dây mạch lực nên được đi trong các ống ghen riêng biệt, càng xa nhau càng tốt.

Với dây tín hiệu có độ nhạy cao (dây dẫn encoder, dây truyền thông …) thì phải có vỏ bọc chống nhiễu.

Nên đấu dây phần mạch động lực trước sau đó mới tới dây phần điều khiển

Dây điều khiên và dây mạch lực phải đi vuông góc nhau và tuân theo tiêu chuẩn sau (Như hình vẽ).



6. Cấp nguồn, chạy không tải.

Sau khi đã hoàn tất việc đấu dây, ta cần dùng đồng hồ vạn năng để test và kiểm tra kỹ lại hệ thống trước khi cấp nguồn điện cho tủ điện công nghiệp. Khi cấp nguồn, để cho tủ điện làm việc không tải nhằm phát hiện các sai sót trước khi đấu tải vào tủ điện.

Trong ngành điện nói chung, lĩnh vực điện công nghiệp sự an toàn cho con người đặt lên trên hết tất cả, là tài sản vô giá, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Vì vậy mà trong quá trình thực hiện cần đề cao cảnh giác và thực hiện các thao tác đúng kỹ thuật để đảm bảo tránh các sự cố cho tủ điện và các thiết bị trong hệ thống.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét