Các bước lắp đặt hệ thống dây điện âm tường an toàn

Leave a Comment

Điện âm tường mang lại giá trị rất cao cho nhiều người sử dụng hiện nay, về mặt thẫm mỹ cũng như ta có thể tiết kiện được khá nhiều chi phí khác. Vì trong quá trình sử dụng hệ thống này còn hỗ trợ cho người dùng tránh khỏi các tai nạn về điện đáng tiếc do điện lòng thòng chặt chịt trong ngôi nhà gây ra. Khi lắp đặt hệ thống này có những nguyên tắc gì, các bước tiến hành như thế nào là đúng và chuẩn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Nguyên tắc và các bước lắp đặt hệ thống dây điện âm tường

Để có thể sử dụng được lâu dài và tận dụng được triệt để lợi ích của hệ thống dây điện âm tường trong quá trình lắp đặt bạn cần phải tuân thủ những bước chính dưới đây:
Các bước đi điện âm tường nhà ở

1. Xác định vị trí đặt thiết bị

Đầu tiên các bạn cần phải xác định được vị trí các thiết bị điện đặt trong ngôi nhà của bạn (ví dụ: đèn, ổ cắm, máy lạnh, CB, tủ điện,…) để đưa ra đường đi dây điện của bạn tới vị trí bạn cần đặt các thiết bị điện.


Sản phẩm của công ty chuyên sản xuất vỏ tủ điện


2. Lên sơ đồ đường đi dây điện

Khi đã xác định được các vị trí đặt các thiết bị điện rồi thì bạn cần phải vẽ lên sơ đồ đường đi của hệ thống điện nhà bạn để dể dàng trong việc thi công cũng như sửa chữa khi có trục trặc sau này.

3. Thi công hệ thống điện âm tường

Thi công là khâu quan trọng nhất trong cả quá trình thi công cho nên các bạn cần chú trọng trong khâu này cũng như  đảm bảo kĩ thuật và thẩm mỹ trong khâu này.

Đào rãnh >> Khi đã có bản vẽ sơ đồ đường đi của dây điện mà ở bước trước các bạn đã làm. Bây giờ các bạn dùng phấn hoặc một vật gì đó có thể vẽ lên tường vẽ theo sơ đồ đường đi dây sao cho đường đi thật hệ thống và thẩm mỹ. » Bước tiếp theo là các bạn dùng máy cắt tường để cắt theo đường vẽ rồi dùng máy khoan hoặc máy đục đục theo đường cắt ( Lưu ý: đường đục của bạn có độ sâu hoặc độ rộng tùy theo đường ống bạn muốn đi).

 Đi ống >> Các bạn có thể dùng ruột gà hoặc ống cứng (tùy theo sở thích và điều kiện của mỗi người) đưa vào rảnh buộc lại bằng dây kẽm để cho dây cố định.

Luồn dây >> Bạn có thể luồn dây điện vào ống trước khi hoàn thiện hoặc sau khi hoàn thiện. Theo mình thì bạn nên luồn dây trước khi hoàn thiện để tránh trường hợp không luồn dây được ta phải đục ra làm mất thời gian và thẩm mỹ.

Hoàn thiện >> Sau khi đã đi đường ống và luồn dây xong bạn dùng hồ xây để trám lại những đường ống đã đi trước đó sao cho đảm bảo và thẩm mỹ.


Nguyên tắc lắp đặt hệ thống dây điện âm tường

Trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về các loại dây đi âm tường và âm trong sàn bao gồm các loại đây điện sau đây:

– Dây điện các loại

– Dây cáp mạng ADSL + mạng nội bộ

– Dây điện thoại

– Dây cáp tivi

Một số các nguyên tắc cơ bản khi bạn đi dây điện âm tường trong nhà mà bạn cần biết như sau:

Tùy theo số lượng đèn và máy móc thiết bị sử dụng trong nhà mà kỹ sư điện tính toán để đưa ra các quy cách dây cho phù hợp và an toàn.

Trục dây chính từ đồng hồ đi lên hết các tầng theo kiểu xương sống sẽ có tiết diện cáp từ 6mm → 11mm ( tuỳ thuộc vào tổng công suất sử dụng các thiết bị ) đến từng tầng có CB ngắt tầng. Từ CB ngắt tầng chia ra các phòng và mỗi phòng lại có CB ngắt phòng riêng. Quy cách dây nối từ CB tầng cho các CB phòng phải từ cáp 4mm, dây cấp cho bóng đèn là dây 1,5mm , dây cấp cho ổ cắm là 2.5mm. Ngoài ra còn có dây te hay dây mát (dây khử điện rò, chống giật) đi vào từng ổ cắm và nối với cọc đồng chôn trong đất (cọc te) tiết diện dây này từ 1.5mm → 4mm.

Các loại dây cấp tín hiệu như

Điện thoại (sử dụng cáp 2 đôi x 0.5).

Mạng internet + mạng nội bộ (sử dụng cáp RJ45 chuẩn Cat5E hoặc Cat6E).

Tivi truyền hình cáp (sử dụng cáp đồng trục RG-6).



Nguyên tắc chung là không được nối trên đường đi, phải được kéo thẳng từ nơi đặt tổng đài (PBX, Router, Switch) đến ổ cắm cần sử dụng. Đặc biệt là tránh đi chung ống với dây điện sẽ không sử dụng được vì đặc thù của những loại dây này là truyền tín hiệu, nếu đi chung với dây điện sẽ gây hiện tượng xung nhiễu dẫn đến việc mất tín hiệu, dễ thấy nhất là hiện tượng nghe không rõ ở điện thoại hay mất đường truyền (rớt mạng) ở mạng internet và mạng nội bộ. Nếu cẩn thận khi chọn loại dây tín hiệu bạn nên chọn các loại dây có lớp vỏ nhôm bọc ngoài, đây là lớp chống nhiễu, mặc dù giá của nó cao hơn loại dây không có lớp chống nhiễu nhưng xét về độ tin cậy và độ an toàn dữ liệu trên đường truyền thì đây là lựa chọn đúng đắn.

Đi dây điện âm tường thì cần chú ý những gì?

Đi dây cáp điện âm tường vừa tránh xảy ra tại nạn do bất cẩn, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ, vừa đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tuy nhiên, đi dây không đúng kỹ thuật có thể gây tổn thất, rò điện, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng. Do vậy, cần lưu ý những điểm sau:

Nên tuân theo nguyên tắc đi điện âm tường:

Chia đường điện thành nhiều nhánh để dễ thao tác ngắt điện cục bộ từng khu vực khi thay, lắp hay sửa chữa.

Luồn dây điện trong các ống nhựa. Các ống này phải đảm bảo cứng, chịu lực và chống thấm nước.

Đi dây ở những nơi khô ráo, tránh xa các nguồn nhiệt lớn hơn 70ºC

Luồn dây trong ống với mật độ chiếm chỗ của dây so với tiết diện ống dưới 75%.

Sử dụng ống luồn đàn hồi với hệ thống dây dẫn điện lắp đặt tại những nơi như trần la phông, trần thạch cao, tường gạch ống…

Dùng mầu riêng biệt đối với hệ thống nối đất (nên chọn dây màu xanh sọc vàng hoặc vàng sọc xanh).

Dùng mầu giống nhau đối với các dây nóng của cùng một đường điện phân phối, khác nhau với hai đường điện phân phối (dây nóng của đường phân phối 1 có màu đỏ, dây nóng đường phân phối 2 có màu vàng).

Không nên:

Đặt dây điện những vị trí có thể đóng đinh, khoan lỗ.

Có mối nối khi đi dây điện âm tường.

Đặt dây sâu quá 1/3 độ dày của tường.

Sử dụng ống dẫn nước, dẫn gas để làm ống luồn cho dây điện.

Đi âm trong nền của tầng trệt, mà không đảm bảo cố định với tường khi bị lún.

Sử dụng chung với đường điện thoại, cáp truyền hình trong thiết kế phòng khách.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét