Tìm hiểu UPS là gì? Sự khác biệt của các loại UPS

Leave a Comment
Bộ lưu điện UPS ( là từ viết tắt của Uninterruptible Power Supply) hay nói cách khác bộ lưu điện là thiết bị có thể cung cấp điện năng trong khoảng thời gian tương ứng với công suất thiết kế nhằm duy trì hoạt động của thiết bị điện không bị gián đoạn khi điện lưới gặp sự cố.

Thiết bị lưu điện UPS những điều bạn cần biết

UPS có thể đặt trong vỏ tủ điện để cho gọn gàng và an toàn
Thiết bị lưu điện UPS là gì?

Bộ lưu điện UPS ( là từ viết tắt của Uninterruptible Power Supply) hay nói cách khác bộ lưu điện là thiết bị có thể cung cấp điện năng trong khoảng thời gian tương ứng với công suất thiết kế nhằm duy trì hoạt động của thiết bị điện không bị gián đoạn khi điện lưới gặp sự cố.

Phân loại UPS

Dựa vào nguyên tắc hoạt động UPS được chia thành các dòng sản phẩm bộ lưu điện chính như sau: UPS Offline và UPS Online. Trong đó UPS Offline lại chia làm 2 loại là UPS Offline tiêu chuẩn và UPS cải tiến công nghệ Line Interactive.

Bộ lưu điện dòng Offline: đây là dòng sản phẩm UPS đang được sử dụng nhiều nhất trên thị trường bởi giá thành và các lợi ích mà nó mang lại. Nhưng mặt còn hạn chế của dòng này là chưa có chức năng ổn áp.Thời gian chuyển mạch có thể mất từ 2-10 phút.

Bộ lưu điện Online:Dòng này có tính năng giúp loại bỏ những sự cố của điện lưới do điện áp đầu vào luôn được điều chế trước khi cấp cho tải sử dụng. Hoạt động liên tục giúp phụ tải luôn được hoạt động an toàn nên thời gian chuyển mạch của dòng này chỉ mất 0 phút. Dòng này máy thường có công suất từ 1KVA đến 500KVA.

Bộ lưu điện cải tiến công nghệ Line Interactive: Dòng nay đã khắc phục được những nhược điểm của dòng tiêu chuẩn trên là có thêm chức năng ổn áp để điiều chỉnh điện áp đầu ra dùng cho tải thiết bị. Nếu điện lưới không ổn đinh UPS cải tiến công nghệ Line Interactive sẽ tự động chuyển nấc để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mạch điện.




Sự khác biệt giữa các loại UPS

Sau khi kiểm tra bằng các công cụ tính toán, bạn cần phân biệt giữa các loại công nghệ trên UPS hiện nay.

Về cơ bản, có 3 nguyên tắc thiết kế UPS hiện nay, trong đó thiết kế rẻ tiền có tên Offline/Standby UPS. Đây là một thiết kế cơ bản nhất, cung cấp khả năng sạc pin và khi mất điện sẽ phóng điện như một pin dự phòng với thời gian chuyển đổi mất khoảng 20 – 100 ms, nói chung là trong ngưỡng chịu đựng của hầu hết các thiết bị điện tử.

Trong khi đó, chuẩn Line- Interactive UPS có một thiết kế tương tự Offline/Standby UPS nhưng có trang bị một biến tần đặc biệt giúp xử lý tốt hơn khi gặp sự cố với điện. Nếu bạn sống trong khu vực thường xuyên điện bị sụt áp hoặc các vấn đề với dòng điện (không ổn định), đây chắc chắn phải là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.

Xem thêm bài viết liên quan đến điện công nghiệp và điện dân dụng khác: Tìm hiểu về khái niệm sơn tĩnh điện một cách chi tiết

Cuối cùng là Online UPS, loại đắt tiền nhất của UPS vì nó đòi hỏi mức độ cao hơn, hoàn toàn cô lập với các thiết bị gắn liền với nó từ nguồn điện lưới và có khả năng giúp tất cả các thiết bị điện của bạn đạt mức độ ổn định rất cao. Tuy nhiên, mức chi phí mà bạn phải bỏ ra cho loại UPS này cao hơn khoảng 200 – 400% so với Line-Interactive UPS, và phạm vi áp dụng sản phẩm là không phổ biến với người sử dụng thông thường.




Nguyên lý hoạt động

Đối với dòng điện 1 pha trong các hệ thống điện hiện nay UPS hoạt động theo cơ chế dưới đây:

Khi nguồn điện AC hoạt động bình thường:

Tức là khi nguồn điện lưới không gặp sự cố mất điện thì nguồn điện sẽ được cung cấp thẳng từ AC vào phụ tải(thiết bị).Đồng thời nuôi cho máy gắn thuận lưu AV/VC 12V Và tiếp tục nạp điện cho pin được sạc liên tục.

Khi nguồn AC bị mất:

Lúc này AC sẽ không có điện để cung cấp trực tiếp cho tải  thì nguồn điện nghịch lưu VC/AC 12 sẽ được lấy từ pin đã sạc từ trước và nguồn nghịch lưu sẽ tự động chuyển thành dòng điện 220V để cung cấp cho tải sử dụng.

Những nơi cần đến một UPS

Thị trường UPS là rất đa dạng, từ loại chỉ cung cấp thời gian lưu trữ 10 phút, đủ để thực hiện việc lưu dữ liệu đang làm việc cho một máy tính đơn lẻ, cho đến loại cao cấp có thể dùng cho cả một hệ thống máy tính văn phòng cùng với các thiết bị điện tử khác như modem, router hay thiết bị phát sóng wifi… Bạn cần suy nghĩ cẩn thận khi chọn lựa bộ lưu điện gia đình cho mình để tránh việc lãng phí tiền bạc một cách không cần thiết.

Tiêu chí cần biết khi chọn mua bộ lưu điện UPS

Thời gian lưu điện của UPS

Tùy vào nhu cầu muốn sử dụng điện bao lâu sau khi điện lưới bị mất mà bạn nên tính toán thời gian lưu điện cho UPS.

Công suất UPS phù hợp

Số lượng cổng cắm chỉ quyết định đến số thiết bị bạn muốn sử dụng trên UPS, tuy nhiên, nếu UPS có công suất nhỏ mà nhiều cổng cắm thì cũng không thể sử dụng nhiều thiết bị cùng 1 lúc.




Chế độ bảo hành bộ lưu điện

Chế độ bảo hành của bộ lưu điện giúp bạn đảm bảo rằng khi xảy ra bất cứ lỗi nào, hỏng hóc kỹ thuật nào bạn cũng sẽ được hỗ trợ. Thông thường, một bộ lưu điện chính hãng sẽ được bảo hành khoảng 12 tháng.

Đối với mỗi thương hiệu khác nhau, chế độ bảo hành sẽ khác nhau. Thế nên, khi mua bộ lưu điện, bạn nên quan tâm đến chế độ bảo hành và các điều khoản liên quan mà nhà sản xuất đưa ra.

Các tính năng khác của UPS

UPS không chỉ giúp bạn duy trì hoạt động của các thiết bị khi mất điện mà còn giúp bạn ổn định điện áp, thiết lập, theo dõi điện năng tiêu thụ…

Tới đây các bạn đã có thể thấy được tầm quan trọng của thiết bị này rồi đúng không nào. Hãy chọn ngay cho mình một thiết bị chất lượng để đảm bảo công việc của bạn luôn ổn định. Đồng thời hỗ trợ bảo vệ các thiết bị điện của bạn một cách hiệu quả.

Mọi thông tin chi tiết về UPS hoạt bạn muốn tư vấn để chọn cho mình 1 UPS phù hợp, bạn có thể gọi đến số điện thoại 0987 487 014 để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng.

Xem thêm bài viết liên quan khác: Tìm hiểu cấu tạo và công dụng của đầu cốt

0 nhận xét:

Đăng nhận xét