Thiết bị PLC và ứng dụng trong ngành tự động hóa

Leave a Comment

Tiếp tục chuyên mục điện công nghiệp của chúng tôi, hôm nay sẽ tiếp tục tìm hiểu thiết bị PLC và thiết bị này có những ứng dụng như thế nào đối với ngành tự động hóa. So với những thiết bị khác trên thị trường hiền nay thì PLC có những ưu và nhược điểm gì gì nổi bật nhất và hoạt động như thế nào trên thị trường hiện nay.

Sản phẩm của thiết bị điện công nghiệp chính hãng

Thiết bị PLC là gì ?

PLC là thiết bị điều khiển lập trình được nó cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. PLC Có tên tiếng Anh là: Programmable Logic Controller, người ta lấy các chữ cái đầu trong tên tiếng anh ghép lại với nhau tạo thành từ viết tắt PLC. Và từ đó trở nên rất thân quen với mọi người trong ngành điện tự động hoá.

Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện các trình tự các yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp. Các yêu cầu này được đưa tín hiệu đầu vào PLC (có hai loại đầu vào là digital hoặc analog) tuỳ thuộc vào nhu cầu thuật toán cũng như nhu cầu của người sử dụng. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu vào và đầu ra. Khi có tín hiệu ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi tuỳ theo người lập trình. Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay State Logic. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC như Siemens, Schneider, Mitsubishi, Delta, LS, Allen-Bradley, Omron, Honeywell…

Ưu, nhược điểm của PLC hiện nay như sau:

Nó có ngôn ngữ lập trình dễ học, người dùng có thể Lập trình dễ dàng

PLC hiện nay được chế tạo và cải tiến Gọn nhẹ để người dùng có thể dễ dàng bảo quản và sửa chữa.

Các PLC đời mới hiện nay có các dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp nhiều đầu In và Out.

PLC hiện nay được cải tiến qua nhiều năm nên có thể hoàn toàn tin cậy trong môi trường tủ bảng điện công nghiệp.

Giao tiếp được với các thiết bị điện thông minh khác như: máy tính, nối mạng, các môi Modul mở rộng đáp ứng được cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.  Do có sử cải tiến nhỉ gọn nên giá bán của PLC rất tốt để có cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận một cách dễ dàng.

PLC được đặt trong vỏ tủ điện

Nguyên lý hoạt động của PLC:

Khi có các tín hiệu đưa về vào các cổng Input. Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục chạy theo chương trình vòng lặp do người dùng lập trình sẵn và chờ các tín hiệu xuất hiện ở ngõ vào và xuất ra các tín hiệu ở ngõ ra.

Cấu trúc của PLC

Tất cả các PLC đều có thành phần chính là một bộ nhớ chương trình RAM bên trong (có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ ngoài EPROM). Một bộ vi xử lý có cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC. Các Modul vào /ra.

Bên cạnh đó, một bộ PLC hoàn chỉnh còn đi kèm thêm một đơn vị lập trình bằng tay hay bằng máy tính. Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều có đủ RAM để chứa đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung. Nếu đơn vị lập trình là đơn vị xách tay, RAM thường là loại CMOS có pin dự phòng, chỉ khi nào chương trình đã được kiểm tra và sẵn sàng sử dụng thì nó mới truyền sang bộ nhớ PLC.

Đối với các PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hỗ trợ cho việc viết, đọc và kiểm tra chương trình. Các đơn vị lập trình nối với PLC qua cổng Mạng, RS232, RS422, RS485…

Ứng dụng trong ngành tự động hóa

Bộ lập trình PLC được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tủ bảng điện tự động hoá, phục vụ cho nhiều ngành, nhiều loại máy móc như: Cấp nước, xử lú nước thải, giám sát năng lượng, giám sát hệ thống điện, máy đóng gói, máy đánh sợi, máy se chỉ, máy chế biến thực phẩm, máy cắt tốc độ cao, hệ thống phân bổ giám sát trong dây chuyền…

Sau bài viết này hi vọng rằng bạn đã có thể tích lũy cho mình được những kiến thức bổ ích hiểu được PLC là gì cũng nhu những ứng dụng của nó. Nếu có thắc mắc hay yêu cầu cần giải đáp vui lòng liên hệ hoặc để lại b với chúng tôi

Bạn có thể xem thêm bài viết tham khảo khác: Trên thị trường hiện nay có những loại tủ điều khiển nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét